Tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung và một số vấn đề cần biết
Ung thư cổ tử cung chính là bệnh ung thư đứng thứ 4 thế giới về ca mắc và thứ 6 thế giới về số ca tử vong ở nữ giới. Và tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung chính là biện pháp đơn giản nhất để hạn chế số ca mắc nhất hiện nay. Vậy để hiểu rõ hơn về vacxin HPV hãy cùng advancedippipeline.com đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
I. Vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung là gì?
Vắc xin HPV là vắc-xin ngăn ngừa nhiễm vi-rút u nhú ở người (Human Papilloma Virus). HPV là một nhóm gồm hơn 200 loại virus có liên quan, hơn 40 trong số đó lây truyền qua đường tình dục. Virus HPV được chia thành 2 nhóm chính là nhóm nguy cơ thấp và nhóm nguy cơ cao.
- Trong nhóm nguy cơ thấp, loại 6 và 11 là phổ biến nhất và những loại này có thể gây ra các bệnh như mụn cóc và mụn cóc sinh dục.
- Ở những nhóm có nguy cơ cao, các loại 16, 18, 31, 33 và 45 có thể gây ra các tổn thương trong biểu mô cổ tử cung và/hoặc ung thư cổ tử cung, âm đạo, hậu môn và dương vật,..
Vắc xin HPV kích thích cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu để chống lại virus HPV. Sử dụng công nghệ DNA tái tổ hợp, vacxin được tạo ra từ protein cấu trúc tinh khiết L1 và được tập hợp thành các vỏ bọc rỗng dành riêng cho vi-rút HPV được gọi là các hạt giống virus (VLP). Bởi vì những vắc-xin này không chứa sản phẩm sinh học sống của DNA vi-rút, nên chúng không lây nhiễm và không chứa kháng sinh hoặc chất bảo quản.
Vắc xin HPV giúp ngăn ngừa các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và mụn cóc sinh dục. Tiêm phòng vẫn có tác dụng bảo vệ, đặc biệt đối với những người đã có quan hệ tình dục hoặc đã từng nhiễm vi-rút HPV.
Và hiện nay chưa có thuốc đặc trị HPV gây ung thư cổ tử cung nên tiêm vắc xin phòng bệnh để có kháng thể chủ động là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.
II. Đối tượng nên tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Việc tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung được khuyến cáo cho cả nam và nữ giới ở độ tuổi 11 – 12 tuổi khi trẻ chưa phơi nhiễm với virus HPV. Và độ tuổi hiện nay có thể tiêm là từ 9 – 26 tuổi và tốt nhất là chưa quan hệ tình dục lần nào.
Các chuyên gia khuyến cáo chị em nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vắc xin có giá trị đến 30 năm. Mặc dù việc tiêm vắc xin HPV chỉ được chỉ định cho phụ nữ ở Việt Nam, nhưng các nhà khoa học cho rằng các bé trai vị thành niên cũng có thể được hưởng lợi từ việc tiêm vắc xin HPV.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư lưỡi và ung thư liên quan đến đường sinh sản nam, ngày càng tăng thì thế hiện nay đang mở rộng các chương trình tiêm vắc-xin HPV cho các bé trai.
Nếu có ý định mang thai thì phụ nữ nên hoàn thành các mũi tiêm HPV trước 1 tháng. Nếu đang trong quá trình tiêm mà mang thai thì nên hoãn những mũi còn lại đến sau khi sinh.
III. Có mấy loại vacxin HPV?
Hiện nay có 2 loại vacxin HPV được sử dụng chính là Gardasil của Mỹ và Cervarix của Bỉ. Hai loại này được chấp thuận là an toàn và hiệu quả làm giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung trên 90% và tổn thương tiền ung thư trên 60%.
Đặc điểm của 2 loại vacxin tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung chính là:
Loại vắc xin | Gardasil | Cervarix |
Chủng phòng ngừa | 4 loại HPV type 6, 11, 16 và 18 | 2 loại HPV type 16 và 18 |
Đối tượng tiêm ngừa | Nữ giới từ 9 – 26 tuổi | Nữ giới từ 10 – 25 tuổi |
Công dụng |
Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn và mụn cóc sinh dục. | Phòng ngừa ung thư cổ tử cung (ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung). |
Cách dùng |
|
|
Lịch tiêm | Gồm 3 mũi:
|
Gồm 3 mũi:
Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên. Mũi 2: 1 tháng sau mũi đầu tiên. Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên. |
Giá thành |
|
Từ 900.00 – 1.100.000 VNĐ/ mũi tiêm. |
IV. Bị HPV rồi có tiêm phòng được không?
Nhiều người thắc mắc liệu đã bị nhiễm HPV có thể tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung được không? Theo các chuyên gia trả lời thì bạn hoàn toàn có thể tiêm vacxin HPV bởi trên thực tế virus HPV rất dễ tái nhiễm tức là cơ thể đào thải virus vẫn có thể nhiễm lại chúng. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để phòng tái nhiễm nhưng vacxin HPV thì có thể làm được.
Hơn nữa HPV với nhiều chủng loại khác nhau, nếu bạn đã từng bị nhiễm chủng nào trước đây thì vẫn nên tiêm phòng để được bảo vệ tránh lây nhiễm chủng loại khác.
V. VACXIN HPV có gây tác dụng phụ?
Một số người lo lắng rằng vắc-xin HPV có thể có tác dụng lâu dài, chẳng hạn như tác dụng phụ nghiêm trọng và các vấn đề về khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cho đến nay, không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào từ việc tiêm vắc-xin HPV được chứng minh.
Tác dụng phụ nhẹ đến trung bình có thể xảy ra nhưng hiếm gặp. Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm chủng bao gồm:
- Đau và sưng tại chỗ tiêm
- Sốt nhẹ
- Đau đầu
- Mệt
- Đau cơ
- Viêm khớp
- Mất tỉnh táo
- Buồn nôn
- Nôn
- Đau bụng
- Tiêu chảy,….
Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào được liệt kê ở trên hoặc bất kỳ tác dụng phụ nào khác.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về vacxin HPV hiện nay. Đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất về Tin tức của chúng tôi nhé!