Điện toán đám mây là gì? Ứng dụng của điện toán đám mây hiện nay
Công nghệ điện toán điện mây hiện nay là một trong những xu thế dẫn đầu công nghệ hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Và nổi bật nhất trong số đó chính là các dịch vụ điện toán cung cấp không gian lưu trữ cho Facebook, Twitter, Netflix, iCloud,…Vậy bạn đã biết gì về điện toán đám mây là gì hay ưu điểm của công nghệ điện toán đám mây là gì? Cùng advancedippipeline.com tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
I. Điện toán đám mây là gì?
Điện toán đám mây là gì? Điện toán đám mây hay Cloud Computing hoặc điện toán máy chủ ảo được hiểu là mô hình dịch vụ cung cấp quyền truy cập dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, theo yêu cầu vào các tài nguyên điện toán dùng chung (mạng, máy chủ, ứng dụng, lưu trữ và dịch vụ) qua kết nối mạng. Người dùng có thể nhanh chóng thêm hoặc xóa tài nguyên máy chủ ảo mà không cần sự can thiệp của nhà cung cấp dịch vụ.
Và để dễ hình dung thì nếu bạn đang sử dụng các ứng dụng web từ các công ty lớn như Google hoặc Microsoft, thì bạn đang sử dụng điện toán đám mây từ các nền tảng công nghệ lớn. Điện toán đám mây là nền tảng của các ứng dụng web như Google Calendar, Gmail, Hotmail, Dropbox, SalesForce và Google Docs. Khi người dùng kết nối với các dịch vụ này, họ có quyền truy cập vào các cụm máy chủ tích hợp trên Internet.
Điện toán đám mây đã được ra đời vào những năm 60 khi các tổ chức có thuê thời gian trên một máy tính lớn, tuy nhiên nó chỉ thực sự phổ biến khi Amazon phổ biến khái niệm này vào năm 2006 với EC2 – Elastic Compute Cloud mang tính đột phá trong giới công nghệ.
II. Cách hoạt động của điện toán đám mây
Điện toán đám mây hoạt động bằng cách cho phép các thiết bị khách truy cập dữ liệu và ứng dụng đám mây từ máy chủ, cơ sở dữ liệu và máy tính từ xa qua Internet. Khi được kết nối với Internet, các giao diện người dùng như thiết bị khách truy cập, trình duyệt, mạng và ứng dụng phần mềm đám mây được kết nối với các giao diện cuối như cơ sở dữ liệu, máy chủ và máy tính. Ở đây, nhà cung cấp dịch vụ backend hoạt động như một kho lưu trữ dữ liệu mà người dùng (front end) có thể truy cập và sử dụng.
Giao tiếp giữa nhà cung cấp và người dùng được quản lý bởi một server trung tâm. Các server này dựa vào các giao thức để tạo điều kiện trao đổi dữ liệu. Server này sử dụng cả phần mềm và phần mềm trung gian để quản lý kết nối giữa các thiết bị người dùng khác nhau và máy chủ đám mây. Thường có một máy chủ chuyên dụng cho từng ứng dụng hoặc khối lượng công việc (Data Server, Mail Server,…). Những máy chủ này thường dùng riêng cho 1 mục đích sẽ là máy chủ vật lý hoặc máy chủ đám mây cao cấp.
Điện toán đám mây hoạt động chủ yếu bằng công nghệ ảo hóa và tự động hóa. Ảo hóa giúp dễ dàng trừu tượng hóa các dịch vụ và hệ thống đám mây cơ bản và triển khai chúng thành các thực thể logic mà người dùng có thể sử dụng. Khả năng tự động hóa và điều phối cung cấp cho người dùng một số mức độ thu thập dữ liệu tự phục vụ để cung cấp tài nguyên, kết nối dịch vụ và phân phối khối lượng công việc mà không cần sự can thiệp trực tiếp của nhân viên CNTT của nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
III. Ưu và nhược điểm của điện toán đám mây
1. Ưu điểm của ĐTĐM
1.1 Tiết kiệm chi phí
Nền tảng điện toán đám mây cho phép bạn thay thế khoản chi phí cố định như trung tâm dữ liệu và máy chủ vật lý bằng khoản chi phí biến đổi hơn nữa cũng chỉ trả tiền cho tài nguyên CNTT mà bạn đã sử dụng và cũng sẽ tập trung hơn vào công nghệ thay vì lo lắng về sự bảo dưỡng và sự cố trong quá trình vận hành.
1.2 Hiệu năng sử dụng
Tất cả dữ liệu của bạn trên đám mây có thể được truy cập mọi lúc, mọi nơi miễn là thiết bị của bạn được kết nối với internet. Hoàn toàn không cần sử dụng phương tiện lưu trữ như USB hoặc CD.
Bạn có thể dễ dàng truy cập dữ liệu của mình bằng điện thoại thông minh, máy tính nối mạng hoặc bất kỳ thiết bị nào có truy cập internet. Đây là một lợi ích giúp cải thiện hiệu suất và giúp giải quyết các vấn đề về dữ liệu một cách nhanh chóng.
Điện toán đám mây cho phép người dùng toàn quyền truy cập, xử lý, lưu trữ và khôi phục tài nguyên.
1.3 Tiện lợi nhanh chóng
Toàn bộ dữ liệu lưu trữ trên điện toán đám mây giúp cho bạn dễ dàng truy cập và lấy dữ liệu từ bất cứ máy tính nào. Có thể hình dung như bạn lưu tài liệu ở máy tính cá nhân và bạn cần gấp để chỉnh sửa thì bạn có thể lấy bằng nơi lưu trữ của dịch vụ điện toán đám mây từ máy tính của bạn bè, rất thuận lợi!
1.4 Khả năng mở rộng
Người dùng có thể dễ dàng thêm hoặc bớt đi số lượng tài nguyên theo nhu cầu sử dụng mà không cần lo lắng về chi phí hay cách thức. Điều này giúp người dùng dễ dàng chủ động hơn trong các hoàn cảnh.
2. Nhược điểm của ĐTĐM
2.1 Phụ thuộc vào đường kết nối mạng
Đây có lẽ là một nhược điểm lớn của hệ thống điện toán đám mây, nếu đường truyền không ổn định vì việc cập nhật dữ liệu sẽ mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến chất lượng công việc của bạn.
2.2 Bảo mật
Người dùng trước đây có thể chủ động bảo vệ thông tin của mình bằng cách lưu trữ trên ổ cứng, nhưng khi sử dụng điện toán đám mây, dữ liệu hiện được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp. Tuy nhiên, thông tin vẫn có thể bị đánh cắp nếu hệ thống bảo mật của nhà cung cấp dịch vụ không đầy đủ.
IV. Ứng dụng của ĐTĐM
Để nắm rõ về điện toán đám mây là gì hãy cùng đi tìm hiểu về ứng dụng của chúng trên thực tiễn. Hiện nay điện toán đám mây được ứng rộng rãi trên nhiều thiết bị điện tử có thể kể để hai ông lớn công nghệ:
- iCloud của Apple: Đối với người dùng sản phẩm của Apple thì sẽ sử dụng một tài khoản lưu trữ thông tin được gọi là iCloud. Nó giúp bạn lưu trữ tất cả dữ liệu như ảnh, video, ứng dụng,..khi sử dụng thiết bị.
- Google Drive của Google: Drive chính là nơi lưu trữ dữ liệu do Google cung cấp cho tài khoản gmail của người dùng. Đây là ứng dụng nổi bật của điện toán đám mây ngày nay, với tài khoản này người dùng sẽ có bộ nhớ khoảng 17gb để dùng hằng ngày.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về điện toán đám mây là gì được nhiều người tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về công nghệ điện toán đám mây ứng dụng rộng rãi hiện nay. Cảm ơn đã đón đọc! Cùng cập nhật thêm những tin tức nóng trên về kinh tế và công nghệ mới nhất ở mục Tin tức của chúng tôi nhé!