Đại dương sâu nhất thế giới là đại dương nào? 6 rãnh đại dương sâu nhất
Đại dương luôn là một trong những bí ẩn mà con người chưa thể khám phá được hết. Và thời gian gần đây các nhà khoa học đã tìm ra được đại dương có độ sâu nhất thế giới với rãnh Mariana sâu nhất với gần 11km. Vậy bạn đã biết đại dương sâu nhất thế giới là đại dương nào? Cùng advancedippipeline.com tìm hiểu về top 6 rãnh đại dương sâu nhất qua bài viết này nhé!
I. Đại dương sâu nhất thế giới là đại dương nào?
Trái đất được chia thành 5 đại dương khác nhau là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, Ấn độ Dương và Nam Đại Dương. Các đại dương bao phủ 71% bề mặt Trái đất có tổng diện tích gấp 36 lần diện tích nước Mỹ là 361.132.000km2. Vậy đại dương sâu nhất thế giới là đại dương nào?
Thái Bình Dương là đại dương sâu nhất thế giới. Và rãnh Mariana được biết đến là nơi sâu nhất trên trái đất. Rãnh sâu nhất thế giới nằm ở tây bắc Thái Bình Dương, phía đông đảo Mariana. Tọa độ của điểm sâu nhất là 11 độ 21 phút về phía bắc và 142 độ 12 phút về phía đông.
Vết nứt này là ranh giới giữa hai mảng, mảng Thái Bình Dương và mảng Philippine. Rãnh dài khoảng 2.550 km và kéo dài từ đảo Mariana đến vùng lân cận Nhật Bản. Chiều rộng trung bình khoảng 69 km (khoảng 43 dặm).
Rãnh Mariana được khám phá lần đầu bởi tàu Challenger II của Hải quân Hoàng gia Anh vào năm 1951 và vì thế điểm sâu nhất đại dương được đặt tên là Challenger.
Tiếp theo Thái Bình Dương là Ấn Độ Dương với độ sâu trung bình 3840m, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương.
Để hiểu sâu hơn về đại dương sâu nhất thế giới hiện nay cùng đi tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!
II. Tìm hiểu 6 rãnh đại dương sâu nhất thế giới
1. Rãnh Mariana – Rãnh đại dương sâu nhất thế giới
Rãnh Mariana nằm dưới đáy biển Tây bắc Thái Bình Dương, phía đông quần đảo Mariana và kéo dài đến gần Nhật Bản. Điểm sâu nhất là 11°21’N, 142°12’E, với độ sâu tối đa là 10.898 m, chiều dài trung bình 2.550 km (1.580 dặm), và chiều rộng khoảng 69km (43 dặm).
Vào tháng 6 năm 2020 các nhà khoa học đã sử dụng phương tiện lặn sâu hiện đại để đo độ sâu của rãnh đại dương sâu nhất thế giới này!
Rãnh Mariana nắm giữ nhiều điều kỳ diệu mà chúng ta chưa từng biết là có tồn tại. Mọi người bắt đầu nhận ra rằng có rất nhiều sinh vật kỳ lạ sống ở độ sâu của đại dương khắc nghiệt. Tuy nhiên, do thức ăn dưới đáy biển bị hạn chế nên nó không tồn tại được lâu.
Rãnh Mariana nó có thể chứa đỉnh Everest, ngọn núi cao nhất thế giới, ở khoảng cách khoảng 2 km so với mực nước biển. Như chúng ta biết, con người đã đi bộ trên mặt trăng khoảng chục lần, nhưng rãnh Mariana chỉ được khám phá 4 lần.
Như vậy có thể thấy dưới sâu trong lòng đại dương thời tiết khắc nghiệt thế nào. Nơi mà mặt trời không chiếu tới, nước ở đây lạnh thấu da và áp suất dưới này có thể nghiền nát bạn nếu rơi xuống đây.
2. Rãnh Tonga
Rãnh Tonga là một rãnh ở phía tây nam Thái Bình Dương. Đây là rãnh sâu nhất ở Nam bán cầu và là rãnh đại dương sâu nhất thế giới thứ hai sau rãnh Mariana.
Điểm sâu nhất của rãnh Tonga được gọi là Horizon, nằm ở tọa độ 23°15’30″N, 174°43’36″T. Nó được đặt tên theo tàu nghiên cứu Horizon của Viện Hải dương học Scripps, sau khi thủy thủ đoàn khám phá ra biển sâu vào tháng 12 năm 1952.
Vào ngày 5 tháng 6 năm 2019, Tàu hỗ trợ nước sâu DSSV, được trang bị hệ thống sonar đa tia Kongsberg SIMRAD EM124, đã tiến hành một chuyến thám hiểm đến những phần sâu nhất của năm đại dương. Tàu đã đo độ sâu sâu nhất của rãnh Tonga là 10.882m bằng phép đo áp suất CTD trực tiếp.
3. Rãnh đại dương sâu nhất thế giới – Rãnh Kermadec
Rãnh đại dương Kermadec có độ sâu cao nhất là 10.047m là rãnh ngầm dưới đáy Nam Thái Bình Dương, cách New Zealand hơn 1000km về phía Đông Bắc. Rãnh trải dài hơn 1.000 km từ Louisville Seamounts ở phía bắc đến Cao nguyên Hikurangi ở phía nam. Điểm sâu nhất của nó, Shoal Depression, là 10.047 m dưới mực nước biển. Cùng với rãnh Tonga ở phía bắc, nó tạo thành một hệ thống hút chìm Kermadeka-Tonga gần như tuyến tính dài 2.000 km.
4. Rãnh Nhật Bản
Nằm trong danh sách rãnh đại dương sâu nhất thế giới không thể nào không nhắc đến rãnh Nhật Bản với độ sâu 9.000m. Rãnh Nhật Bản là một rãnh đại dương nằm trong một phần của Vùng Vành đai Lửa ở trên đáy phía bắc của Thái Bình Dương ngoài khơi bờ biển phía đông bắc của Nhật Bản. Rãnh Nhật Bản kéo dài từ bờ biển Hokkaido ở phía đông Tokyo đến bán đảo Boso ở tỉnh Chiba.
Vào ngày 11 tháng 8 năm 1989, tàu ngầm ba người Shinkai 6500 đã lặn xuống độ sâu 6.526 m khi khám phá Rãnh Nhật Bản. Nơi sâu nhất của rãnh là khoảng 9.000 m.
5. Rãnh Philippine
Điểm sâu nhất của rãnh Philippine được đo đạt 10.450m, là rãnh đại dương sâu thứ 3 trên thế giới. Hơn nữa rảnh đại dương nơi đây cũng có niên đại dưới 8 – 9 triệu năm, nó cũng được thăm dò lần đầu vào năm 1927 bởi tàu Emden của Đức.
Rãnh Philippine nằm ở trung tâm biển Philippine thuộc Thái Bình Dương. Nó còn gọi là rãnh Minano vì nằm gần bờ biển Minanado. Rãnh này có chiều dài gần 1.320km và chiều rộng khoảng 30.
6. Rãnh Kuril-Kamchatka
Rãnh Kuril-Kamchatka nằm ở Tây Bắc Thái Bình Dương là điểm sâu thứ 4 trên Trái đất. Rãnh Kuril-Kamchatka là kết quả của sự sụt lún do vòng cung quần đảo Kuril tạo ra. Tại đây, mảng Thái Bình Dương hút chìm dưới mảng Okhotsk, gây ra các vụ phun trào núi lửa dữ dội.
Rãnh Kuril-Kamchatka nằm ở phía đông bán đảo Kamchatka, quần đảo Kuril và Hokkaido. Nó trải dài theo hướng Bắc-Nam khoảng 2.900 km, có độ sâu tối đa 10.542 mét và tổng diện tích 264.000 km2.
III. Lời kết
Trên đây là một số thông tin về đại dương sâu nhất thế giới được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng với những số liệu này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về đại dương rộng lớn. Đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất về Tin tức của chúng tôi nhé!