Biện pháp phòng ngừa hiv mà bạn nên biết để bảo vệ bản thân
HIV/ AIDS được xem là một đại dịch của thế kỷ khi mà nó cướp đi mạng sống của nhiều người cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người. Và hiện nay HIV/ AIDS vẫn chưa có thuốc đặc trị hay phương pháp tiêu diệt. Vì thế việc bảo vệ bản thân phòng ngừa HIV chính là một trong những việc mà ai cũng phải làm? Vậy bạn đã biết đến biện pháp phòng ngừa HIV là gì? Hãy cùng advancedippipeline.com tìm hiểu về HIV và các biện pháp phòng ngừa ở bài viết dưới đây nhé!
I. HIV là gì?
Trước khi đi tìm hiểu về các biện pháp phòng ngừa HIV hãy cùng hiểu rõ về HIV là gì? HIV là một hội chứng suy giảm miễn dịch ở người do nhiễm virus Human Immunodeficiency Virus (HIV) gây ra. Virus gây bệnh HIV thuộc họ Retroviridae và vật chất di truyền của nó là ARN sợi đơn dương tính có vỏ bọc bên ngoài.
- Có hai chủng HIV, HIV-1 rất dễ lây lan, có nguồn gốc từ tinh tinh và HIV-2, có nguồn gốc từ loài khỉ châu Phi.
- Khả năng tồn tại: HIV tồn tại trong cơ thể người cho đến khi chết và tồn tại trong 1-2 ngày sau khi chết. Đun sôi, sấy khô hoặc hấp sẽ giết chết HIV. Kéo dài đến 72 giờ trên máu khô.
- Khi vào bên trong cơ thể, vi-rút HIV sẽ nhân lên, tấn công và giết chết các tế bào lympho T. Điều này làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn và làm sức khỏe của bạn xấu đi. Tuy nhiên, dùng thuốc sẽ kiểm soát vi-rút, cải thiện hệ thống miễn dịch và cải thiện sức khỏe của bạn.
Khi nhiễm HIV nếu không được chữa trị và phòng tránh thì có thể gây chết người.
II. Con đường lây nhiễm HIV là gì?
Để nắm rõ được các biện pháp phòng ngừa HIV thì bạn cần phải hiểu rõ được những con đường lây nhiễm HIV là gì?
Người bệnh có thể bị nhiễm HIV qua các con đường lây nhiễm cơ bản như:
1. Đường tình dục
Vi-rút có thể lây lan khi dịch sinh dục hoặc máu nhiễm HIV xâm nhập vào cơ thể bạn tình trong khi quan hệ tình dục.
Bất kỳ quan hệ tình dục nào với người nhiễm HIV đều có nguy cơ lây truyền. Tuy nhiên, quan hệ tình dục qua đường hậu môn có nguy cơ lây nhiễm cao nhất, tiếp theo là giao hợp qua đường âm đạo và cuối cùng là quan hệ tình dục bằng miệng khi bạn đang có vết thương hở.
2. Đường máu
HIV có thể lây qua đường máu bằng các hoạt động như:
- Dùng chung bơm kim tiêm, đặc biệt là giữa những người tiêm chích ma túy.
- Dùng chung kim châm cứu và kim xăm trổ, dụng cụ xăm lông mày và lông mi, và lưỡi dao cạo.
- Dùng chung dụng cụ phẫu thuật hoặc y tế hoặc sử dụng chúng mà không được khử trùng đúng cách.
- Nhiễm trùng được truyền qua các đồ vật bị nhiễm máu của người khác như Bàn chải đánh răng,…
- Lây nhiễm qua vết thương hở do tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm HIV.
3. Từ mẹ truyền sang con
Ngoài máu và đường tình dục, HIV có thể truyền từ mẹ sang con trong khi sinh và cho con bú. HIV có thể lây truyền qua sữa mẹ, vì vậy phụ nữ nhiễm HIV không nên cho con bú. Ngoài ra, nếu người mẹ bị nhiễm bệnh nhai thức ăn trước rồi đưa cho con mình, thì người mẹ đó có thể truyền HIV cho con mình, mặc dù nguy cơ là rất nhỏ. Và những trẻ nhiễm HIV thì sẽ không sống quá 3 năm.
III. Biện pháp phòng ngừa HIV là gì?
1. Quan hệ tình dục an toàn
Biện pháp phòng ngừa HIV đầu tiên phải nhắc đến chính là nên quan hệ tình dục an toàn. Quan hệ tình dục an toàn chính là sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Nhưng bạn cũng lưu ý sử dụng bao cao su không thể loại bỏ nguy cơ gây nhiễm HIV 100% vì có thể sử dụng sai cách hoặc thủng bao. Vậy nên hãy đi kiểm tra thường xuyên để phòng ngừa sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây qua đường tình dục giúp giảm nguy cơ nhiễm HIV.
Bên cạnh đó cũng nên sống lành mạnh, chung thủy 1 vợ 1 chồng, không quan hệ bừa bãi. Nếu chưa rõ đối tác của mình về bạn tình trước đây thì nên nói chuyện thẳng thắn với nhau, điều này có thể giúp bạn ngăn ngừa rủi ro. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc kết hợp (tenofovir cộng với emtricitabine) mỗi ngày để giúp ngăn chặn lây nhiễm HIV.
2. Không tiêm chích và sử dụng ma túy
Để phòng ngừa HIV hiệu quả thì tốt nhất là không nên sử dụng ma túy và các chất kích thích. Những chất này có thể ảnh hưởng đến cách bạn suy nghĩ và hành động, khiến bạn có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi không an toàn làm tăng nguy cơ nhiễm HIV. Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tiêm tĩnh mạch, tiếp xúc trực tiếp với máu và cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.
3. Không dùng chung bơm kim tiêm
Biện pháp phòng ngừa HIV tiếp theo mà bạn cần biết là không bao giờ dùng chung kim tiêm với người khác. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng riêng các dụng cụ xuyên qua da như dao cạo, kim xăm, kim châm cứu, dụng cụ bấm lỗ tai,…Nó cũng có thể lây nhiễm HIV khi xâm nhập vào cơ thể.
4. Tránh chạm vào máu và chất dịch cơ thể người khác
Bạn không bao giờ biết nếu ai đó bị nhiễm HIV. Do đó, nếu có thể, hãy tránh tiếp xúc với máu của người khác và tránh tiếp xúc với các chất dịch cơ thể khác có thể truyền HIV:
- Tinh trùng;
- Tiết dịch âm đạo;
- Niêm mạc trực tràng;
- Sữa mẹ;
- Dịch ối, dịch trong khớp gối, dịch não tuỷ,…
5. Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Biện pháp phòng ngừa HIV từ mẹ sang con sẽ được thực hiện bằng cách cách như:
- Phụ nữ cần được trang bị kỹ năng sống, xét nghiệm HIV trước hôn nhân, quyết định trước khi thụ thai, xét nghiệm HIV khi mang thai và khi sinh.
- Tăng cường các hoạt động bảo vệ phụ nữ khỏi HIV/AIDS. Bên cạnh đó cũng vận động tất cả phụ nữ tránh các hành vi nguy cơ (ở trên) có thể dẫn đến lây truyền HIV/AIDS.
- Bất kỳ phụ nữ nào cho rằng mình hoặc chồng mình có nguy cơ cao mắc bệnh hiện đang có kế hoạch mang thai nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và xét nghiệm HIV.
- Phụ nữ bị nhiễm HIV không nên mang thai. Nếu bạn đang mang thai và bị nhiễm HIV, bạn nên đến cơ sở y tế để được tư vấn về chăm sóc trước khi sinh.
IV. Lời kết
Trên đây là một số thông tin về biện pháp phòng ngừa HIV được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp có thêm các kiến thức bảo vệ bản thân trước căn bệnh thế kỷ này. Chúc các bạn nhiều sức khỏe. Đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất ở chuyên mục Tin tức của chúng tôi nhé!