Lưu ngay cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm mà bạn nên biết
Thời gian gần đây đột quỵ đang trở nên trẻ hóa và trường hợp tử vong vì đột quỵ càng tăng lên vì nhiều nguyên nhân như lười vận động, béo phì, sử dụng chất kích thích,…Vậy nên việc nắm rõ cách phòng ngừa đột quỵ để tránh đột quỵ diễn ra bất ngờ. Hãy cùng advancedippipeline.com đi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để bảo vệ sức khỏe bản thân nhé!
I. Đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là một chấn thương não nghiêm trọng xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho não bị cắt hoặc khi một mạch máu trong não bị vỡ. Lúc này, lượng oxy và chất dinh dưỡng nuôi dưỡng tế bào não của bạn bị giảm đi rất nhiều.
Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Thời gian càng dài, số lượng tế bào não chết càng nhiều, có thể làm suy giảm nghiêm trọng khả năng vận động và suy nghĩ của cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong.
Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều gặp vấn đề về sức khỏe hoặc để lại di chứng như tê liệt hoặc mất khả năng cử động các bộ phận của cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc hoặc suy giảm thị lực.
Và theo như thống kê thì mỗi năm Việt Nam có đến hơn 200.000 người bị đột quỵ và thời gian gần đây có xu hướng tăng và trẻ hóa. Nguyên nhân có thể xuất phát từ các thói quen không lành mạnh hay lười vận động. Vì thế tỷ lệ người mắc đột quỵ tăng dần và không có dấu hiệu thuyên giảm cũng có xu hướng tử vong nhiều hơn.
II. Dấu hiệu đột quỵ xảy ra
Để biết cách phòng tránh đột quỵ từ sớm thì bạn cần phải nắm rõ các dấu hiệu của đột quỵ để đề phòng sớm. Hãy theo dõi các dấu hiệu đột quỵ như sau để phát hiện sớm và tránh dẫn đến tử vong vì có một số dấu hiệu đột quỵ chỉ xảy ra có vài giây và đột ngột:
- Dấu hiệu trên mặt: Mặt không đối xứng, miệng méo và lệch. Dấu hiệu đột quỵ rõ ràng hơn khi bệnh nhân nói và cười, các dấu hiệu trên khuôn mặt hiện rõ.
- Dấu hiệu thị giác: Giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt, nhìn mờ. Dấu hiệu này thường mơ hồ và có thể bị nhầm lẫn với các rối loạn về mắt khác.
- Dấu hiệu về giọng nói: Nhiều người bị đột quỵ thường gặp vấn đề về giọng nói. Đây cũng là một dấu hiệu sớm của đột quỵ có thể xảy ra. Môi và lưỡi bị tê, khó mở miệng, khó phát âm, khó nói hoặc khó nói rõ ràng.
- Biểu hiện tay chân: Tê mỏi chân tay, khó cử động, khó thao tác hoặc thậm chí bị liệt một bên.
- Triệu chứng thần kinh: Người bệnh thường đau đầu dữ dội có thể kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn.
- Biểu hiện về nhận thức: Người bệnh bị suy giảm trí nhớ nếu không nhớ các sự kiện xảy ra trong một khoảng thời gian, thay đổi tri giác, mất ý thức, khó diễn đạt bản thân.
Hoặc các triệu chứng như nặng đầu, khó thở, tim đập nhanh là một trong những dấu hiệu cũng cần lưu ý vì có thể xảy ra cơn đột quỵ bất cứ lúc nào.
III. Cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm
1. Kiểm soát huyết áp
Huyết áp cao chính là một trong những yếu tố làm tăng khả năng xảy ra đột ngụy đột ngột. Vậy nên hãy giữ huyết áp lý tưởng dưới 135/85 mmHg để tránh nguy cơ đột quỵ. Giwux mức huyết áp bình thường bằng các cách như sau:
- Hạn chế muối và thức ăn mặn.
- Tăng cường ăn trái cây, đặc biệt là các loại rau xanh giàu kali như chuối, khoai tây, khoai lang, các loại đậu, cà chua.
- Tăng sữa ít chất béo và giảm chất béo bão hòa.
- Bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, quả óc chó.
- Nhận nhiều chất xơ từ trái cây, rau và ngũ cốc.
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Yếu tố dinh dưỡng là một trong những yếu tố tác nhân xảy ra đột quỵ. Vì nếu không xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh bạn sẽ có mắc các bệnh về tim mạch, đái tháo đường hay mỡ máu,…Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm.
3. Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp có thể phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Người bệnh tiểu đường, tim mạch, mỡ máu cần đi khám định kỳ để quản lý tình trạng bệnh không để các chỉ số vượt ngưỡng nguy hiểm có thể gây đột quỵ.
4. Tập thể dục hằng ngày – Cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm hiệu quả
Bạn nên tham gia các hoạt động thể chất ít nhất 5 ngày một tuần, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội và tập thể dục phù hợp.
Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên rất quan trọng để có sức khỏe tốt, cải thiện tuần hoàn và ngăn ngừa đột quỵ.
5. Tránh xa đồ uống có cồn và thuốc lá
Đồ uống có cồn là thuốc là một trong những yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ xơ vữa động mạch hay tăng huyết áp. Mà một trong những điều kiện này sẽ khiến bạn xảy ra cơn đột quỵ lúc nào không hay. Vậy nên tránh xa đồ uống có cồn hay thuốc lá là cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm cơ bản đó!
6. Tránh căng thẳng
Căng thẳng hay stress mãn tính, lâu dài có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Căng thẳng cũng có thể làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ khác gây đột quỵ, chẳng hạn như huyết áp cao, cholesterol cao, béo phì, tiểu đường và bệnh tim – tất cả đều là những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Vì vậy, hãy kiểm soát căng thẳng của bạn và sống tích cực hơn mỗi ngày.
IV. Lời kết
Nắm rõ các cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm có thể giúp bạn tránh nguy cơ xảy ra cơn đột quỵ đột ngột. Hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mình. Cảm ơn đã đón đọc! Đừng quên cập nhật những Tin tức mới nhất để có thêm những thông tin bổ ích nhé!